108 lượt xem

Làm xuất nhập khẩu cần học những gì, hướng dẫn chi tiết

Làm xuất nhập khẩu cần học những gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về nghành này. Phần lớn người mới bắt đầu không có nhiều định hướng chính xác về kiến thức và lộ trình cần học. Vậy để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu cần học những gì, hãy cùng Tuyensinhdaihoc tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Làm xuất nhập khẩu là làm gì, các công việc trong nghành này là gì?

Để biết làm xuất nhập khẩu cần học những gì bạn cần hiểu rõ về nghành xuất nhập khẩu, làm xuất nhập khẩu là làm những gì. Tiềm năng phát triển của nghành xuất nhập khẩu tại Việt Nam rất lớn, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ tổng cục thống kê mỗi năm có hơn 2.000 doanh nghiệp mở mới có nhu cầu sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics điều này kéo theo nhu cầu tuyển dụng việc làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dưới dây là những công việc được tuyển dụng nhiều trong nghành xuất nhập khẩu.

Các công việc trong nghành xuất nhập khẩu

Được đánh giá là ngành mới phát triển nhưng rất năng động và có triển vọng nghề nghiệp cao. Dưới đây là một trong những công việc phổ biến nếu bạn ứng tuyển vào các doanh nghiệp ở vị trí nhân viên xuất nhập khẩu:

  • Nhân viên giao nhận logistics: Giao nhận hàng hóa trong các doanh nghiệp logistics, sản xuất, thương mại
  • Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu: Bộ phận cước, bộ phận khai báo hải quan, bộ phận logistics
  • Nhân viên hiện trường: giao nhận, logistics Vị trí sale dịch vụ cước vận tải, quốc tế… Hỗ trợ chứng từ khác như: Kho bãi, điều phối viên…
  • Nhân viên kho vận: phụ trách quản lý kho bãi, quản lý điều phối hàng hóa.
  • Vị trí mua hàng: Purchasing

Các công việc của ngành Xuất nhập khẩu.
Các công việc của ngành Xuất nhập khẩu.

Làm xuất nhập khẩu cần học những gì?

Để làm được những công việc trên đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng kinh nghiệm, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của những doanh nghiệp hiện nay. Người mới bắt đầu cần thời gian từ 1- 2 tháng để học những kiến thức về xuất nhập khẩu theo công việc bạn muốn ứng tuyển. Dưới đây là những kiến thức cần phải trang bị cho những ai muốn tìm hiểu và làm việc trong ngành này.

  • Tìm hiểu cơ bản và chuyên sâu về Incoterm
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Thanh toán quốc tế
  • Cách tra HSCODE, tính thuế xuất nhập khẩu
  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • Khai báo hải quan điện từ
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O
  • Vận tải quốc tế

Lộ trình trên được tham khảo từ Khoá học đào tạo Xuất nhập khẩu tại Hệ thông đào tạo thực tế Vinatrain – trung tâm đào tạo nghề uy tín hiện nay ở Việt Nam, được nhiều người bình chọn.

Các kiến thức nghiệp vụ khi học Xuất nhập khẩu
Các kiến thức nghiệp vụ khi học Xuất nhập khẩu.

Làm xuất nhập khẩu cần những kỹ năng gì

Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi ngoài kiến thức chuyên môn bạn cần học thêm những kỹ năng bổ trợ trong công việc sau này. Đây là yếu tố tiên quyết để bạn có thể làm được xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất:

1. Ngoại ngữ

Bất kỳ một công việc hay một ngành nghề nào hiện nay đều cần có ngoại ngữ tốt.  Không thực sự phải quá giỏi nhưng rõ ràng phần lớn thời gian làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu là làm việc với khách hàng, nhà cung cấp và các đại lý nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ là đương nhiên cần có. Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần được đảm bảo, đôi khi ngữ pháp không quá quan trọng trong ngành này (trừ soạn thảo hợp đồng ngoại thương), bởi thực tế người nước ngoài luôn cố gắng hiểu những gì chúng ta đang nói, hoặc hiểu phần lớn những gì chúng ta nói. Do có đặc thù nên ngành nghề Xuất nhập khẩu có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên việc cần thành thạo thuật ngữ cũng là một trong những điều quan trọng.

2. Kiến thức kinh tế xã hội

Có thể nói ngành xuất nhập khẩu phần lớn là giao thương buôn bán với nước ngoài nên việc nắm bắt thông tin và kiến thức kinh tế xã hội cho phép vị trí kinh doanh có cái nhìn rõ hơn về nghề, đặc biệt là các thông tư nghị định, định hướng chính sách hay kim ngạch xuất nhập khẩu…, các yếu tố liên quan đến văn hóa, tôn giáo hay thể chế chính trị.

3. Nghiệp vụ ngoại thương

Nghiệp vụ ngoại thương là yếu tố vô cùng quan trọng và ai cũng nhận thức được điều này, thế nhưng cụ thể là gì thì nhiều bạn thường không xác định rõ ràng. Bởi trên trường lớp thường dạy môn này nhưng lại quá chung chung và không cụ thể. Vậy Xuất nhập khẩu cần nghiệp vụ ngoại thương gì ? Đó chính xác là Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm), mọi nghiệp vụ xuất nhập khẩu đều liên quan và xoay quanh các điều kiện giao hàng này. Việc nắm chắc những kiến thức về Incoterm, chúng ta có thể tư vấn cho khách hàng và làm việc một cách chính xác và hiệu quả nhất.

4. Kỹ năng tin học văn phòng

Hiện nay, nhiều bạn trẻ thường không thành thạo kỹ năng này, bởi thực tế dù có được học thì cũng chưa làm việc nhiều dẫn đến các nghiệp vụ này không thành thạo. Dù không phải là quan trọng nhất nhưng khi làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu, liên quan đến các thủ tục điện tử, làm việc với khách hàng qua file mềm, nó tác động đến năng suất lao động khá nhiều, các bạn không giỏi office thường làm thủ công và đương nhiên tiến độ công việc sẽ chậm và hiệu quả công việc thấp.

5. Kỹ năng giao tiếp

Trong ngành này, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ trở thành lợi thế cho bạn bởi dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp các bạn có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình. Không chỉ vậy, việc giao tiếp nội bộ tốt cũng làm tăng khả năng thích nghi và đạt năng suất lao động cao

6. Kỹ năng đàm phán

Có chút khác biệt so với kỹ năng giao tiếp, bởi đàm phán thường xác định trên trường hợp cụ thể và rõ ràng. Như vậy, đàm phán tốt sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tránh rủi ro và thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng cụ thể.

7. Phân tích và tư duy logic

Rất rất nhiều bạn trẻ có nền tảng kiến thức về nghề Xuất nhập khẩu và Logistics tốt nhưng lại không có khả năng phân tích và kết nối. Khi gặp một lô hàng cụ thể thường không biết nên bắt đầu từ đâu và làm cách nào để tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Một điểm yếu cố hữu của rất nhiều người là thường không chịu tự phân tích và đánh giá rồi đưa ra giải pháp tối ưu. Đương nhiên đó chính là sự phân hóa giữa năng lực quản lý và khả năng làm việc. Đôi khi nhiều bạn thắc mắc là tại sao mình không được bằng ai đó trong công ty dù mình luôn làm tốt công việc được giao, và đây chính là câu trả lời.

Trên đây là những yêu cầu cần có khi làm xuất nhập khẩu mà học viên nào cũng cần quan tâm. Học xuất nhập khẩu không khó!

Cơ hội nghề nghiệp khi làm nghề xuất nhập khẩu

Khi trở thành nhân viên xuất nhập khẩu bạn quan tâm về cơ hội nghề nghiệp khi theo nghành này. Dưới đây là những cơ hội khi làm nghề xuất nhập khẩu

  • Thu nhập hấp dẫn – mức lương nghành xuất nhập khẩu: Trong xu thế toàn cầu hoá, xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề quan trọng nhất, chính vì thế mà mức lương và chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc trong ngành này cũng rất cao. Thông thường, đối với một nhân viên có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 5 – 9 triệu đồng/tháng, những người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì lương khoảng 12 – 14 triệu đồng/tháng. Còn đối với các vị trí quản lý thì mức lương thường cao gấp 2 – 3 lần, thậm chí còn được tính bằng USD. Cũng tùy theo từng vị trí khác nhau mà mức lương ngành xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Ví dụ, mức lương trung bình các vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu được thống kê như sau:
    • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export): 7,9 – 13,9 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên thu mua (Purchaser): 6,7 – 10,1 triệu đồng/tháng.
    • Chuyên viên thanh toán quốc tế (Trade officer): 7 – 10 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên chứng từ (Documentation Staff): 7 – 10 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer support): 6 – 9 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên giao nhận/hiện trường (Operational staff): 5 – 8,5 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên điều vận (Coordinator): 5,7 – 8 triệu đồng/tháng.
    • Nhân viên hải quan (Customs officer): Khoảng 7,2 triệu đồng/tháng.
  • Nhiều cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập: Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thưởng KPI, phụ cấp công việc,… Do đó, có rất nhiều cách khác nhau để nhân viên xuất nhập khẩu nâng cao thu nhập của mình như tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc, làm thêm ngoài giờ để được thưởng KPI,…Phấn đấu để được thăng chức lên cấp trưởng phòng hay quản lý cũng là một điều kiện cần thiết để được tăng lương. Ví dụ, lương nhân viên xuất nhập khẩu trung bình chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng nhưng lương trưởng phòng xuất nhập khẩu đã lên tới 19 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương quản lý (manager) trong ngành xuất nhập khẩu – logistics có thể lên đến 1000 – 4000 USD (khoảng 23 – 92 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để có được mức lương này, người lao động ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn còn cần phải có khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) lưu loát.
  • Nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc ngày càng tăng: Cùng với rất nhiều ngành nghề khác, xuất nhập khẩu cũng được liệt kê trong danh sách những ngành nghề khát nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày càng có nhiều trường Đại học/Cao đẳng đào tạo chuyên ngành này; tuy nhiên, con số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu cũng như những người muốn chuyển hướng sự nghiệp của mình sang ngành này.
    Ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị gần 4000 tỷ USD trong vòng 20 năm qua. Mục tiêu trở thành nước xuất siêu 5 năm liên tiếp vào năm 2020 với giá trị xuất khẩu đạt 300 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 15% và hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới nếu có những chính sách và định hướng đúng đắn.
    Sự phát triển nhanh và mạnh như vậy đã khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng lớn, chủ yếu là nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành xuất nhập khẩu dự báo sẽ tăng hơn 12 triệu người. Trong khi đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt đến 80% nhu cầu lao động chất lượng cao, tương đương với khoảng 25,000 vị trí việc làm mỗi năm.

Thử thách khi theo nghề xuất nhập khẩu 

  • Nghề nào cũng có khó khăn, với xuất nhập khẩu bạn cần xác định rõ những khó thách thức cần vượt qua để có thể theo đuổi công việc này như:
  • Áp lực công việc lớn
  • Tính đào thải rất cao, nên luôn phải cập nhật học nghiệp vụ mỗi ngày
  • Thường xuyên tăng ca vào mùa cao điểm
  • Lương,thưởng cao, phạt cũng không hề nhỏ
Những thách thức khi theo nghề Xuất nhập khẩu.
Những thách thức khi theo nghề Xuất nhập khẩu.

Tạm kết: Như vậy trong tương lại, các công việc liên quan tới nghề xuất nhập khẩu sẽ ngày càng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… mà các tỉnh thành, khu công nghiệp sẽ cần rất nhiều nhân sự trong lĩnh vực này. Ngay hôm nay, nếu bạn có niềm yêu thích công việc xuất nhập khẩu hãy tham khảo ngay cho mình lộ trình học tập thật hiệu quả.

Với các bạn học sinh có thể lựa chọn những trường đại học đào tạo chuyên nghành: Kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, Logistics &SCM, Kinh tế Ngoại Thương; Luật Thương mại quốc tế, luật kinh tế, Ngôn ngữ thương mại quốc tế, .. đến từ các trường ngoại giao, ngôn ngữ, luật,.. là bệ phóng trong các vị trí về chứng từ, sales xuất nhập khẩu, đại diện pháp lý, nhân viên hải quan, nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia,…

Một số ngành đặc thù như: Kinh tế vận tải thủy, Kinh tế Hàng hải (Đại học Hàng Hải Việt Nam), Kinh tế vận tải đường bộ, kinh tế và du lịch, Khai thác vận tải (Đại học Giao thông vận tải)… sẽ có chuyên môn trong vị trí nhân viên điều vận đơn, xe, kho bãi, nhân viên hiện trường, nhân viên thu mua,…

Các ngành học bề ngân hàng, thanh toán quốc tế từ Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng sẽ làm trong mảng thanh toán quốc tế của các công ty Xuất nhập khẩu hoặc tại ngân hàng.

Nếu bạn là người đi làm học trái nghành nên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngắn hạn tại các trung tâm dạy uy tín. Những khóa học này thực sự cần thiết giúp bạn trở thành nhân viên xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp, hiệu quả cao. Một số khóa học liên quan tới xuất nhập khẩu bạn có thể đăng ký như: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới; khóa học khai báo hải quan điện tử; khóa học thu mua quốc tế; khóa học sale logisitcs; khóa học thanh toán quốc tế; khóa học đào tạo nhân viên hiện trường bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo chi tiết trong những khóa học này.

Nguồn: Thanh Hương-Tổng hợp

 

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.