Chào Chị Hoài Anh, em đã đọc một số bài viết của chị nói về nghề nhân sự em thấy rất hay và cũng có định hướng theo nghề này. Tuy nhiên em chưa biết được là làm nhân sự phải làm những gì, chị có thể chia sẻ giúp em công việc hành chính nhân sự gồm những việc gì? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho độc giả về công việc liên quan đến hành chính nhân sự. mà bạn Hoa và nhiều độc giả cùng quan tâm.
Trong thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thì yếu tố con người vẫn luôn là yếu tố cốt lõi. Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra được tầm quan trọng của bộ phận nhân sự hành chính. Do đó, nghề hành chính nhân sự vẫn thu hút rất nhiều người lao động quan tâm đến từ các bạn trẻ cho đến những người làm trái ngành.
Nghề Hành chính nhân sự là gì?
Hành chính nhân sự (HR, viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Human Resources) là một vị trí quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp.
Hành chính nhân sự là vị trí đảm nhiệm chức năng:
1 – Làm việc và chịu trách nhiệm với các công việc liên quan tới thủ tục hành chính nói chung của công ty;
2 – Thực hiện tổ chức các công tác văn thư để lưu trữ thông tin của nhân viên.
Do một nhân viên hành chính nhân sự có nhiều vị trí khác nhau, nên từng vị trí sẽ có cho mình những công việc cũng khác nhau. Tuy nhiên, các công việc ở từng vị trí sẽ có sự liên kết phục vụ cho mục đích chung là quản lý được yếu tố con người trong mỗi doanh nghiệp.
Nhân viên hành chính nhân sự làm gì ở từng vị trí?
Dưới đây là những vị trí công việc phổ biến trong ngành HR. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi tuy theo quy mô nhân lực và nhu cầu công việc của doanh nghiệp.
1. Vị trí Giám đốc nhân sự
Đây có thể coi là vị trí cao nhất trong ngành hành chính nhân sự có nhiệm vụ giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.Thường vị trí này hay xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn.
2. Vị trí Trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự có nhiệm vụ lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Đóng vai trò làm cầu nối giữa những cấp quản lý doanh nghiệp với các nhân viên cấp dưới.
3.Vị trí Quản trị hành chính – nhân sự
Vị trí quản trị hành chính – nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp hồ sơ tài liệu liên quan đến toàn bộ hoạt động của công ty cũng như các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính – nhân sự cũng làm công tác chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo, hội họp, tổ chức sự kiện…..
4. Vị trí tuyển dụng – Recruitment
Một tập đoàn muốn mở rộng kinh doanh, một doanh nghiệp muốn mở thêm chi nhánh, một công ty đang thiếu nguồn nhân lực do chính sách cắt giảm nhân viên của quý trước, hoặc đơn giản là nhân viên ở vị trí nào đó xin thôi việc, thì đây là “dịp” làm việc của nhân viên nhân sự đảm nhiệm công tác tuyển dụng (tên tiếng Anh là Recruitment).
Công việc này sẽ bao gồm việc tiếp nhận hồ sơ của người lao động ứng tuyển qua website, email hoặc trực tiếp tại trụ sở công ty. Sau sàng lọc hồ sơ đảm bảo đúng yêu cầu được duyệt, bộ phận này sẽ tiếp tục gọi điện thoại hoặc gửi mail phản hồi kết quả đến tất cả các hồ sơ đến với ứng viên.
5. Vị trí đào tạo – Training
Sau khi ứng viên qua được vòng duyệt hồ sơ, thì bộ phận đào tạo (tên tiếng Anh là Training), thực hiện nhiệm vụ của mình là đào tạo những “tân binh” của doanh nghiệp. Công tác này bao gồm:
Phổ biến chính sách: Nội quy, mục tiêu – định hướng doanh nghiệp, cụ thể về thời gian làm việc, những chính sách phúc lợi, thưởng phạt, lương bổng,….
Đào tạo chuyên môn: củng cố kiến thức kinh nghiệm của người lao động, đào tạo những kiến thức mới để phù hợp với từng vị trí khác nhau mà người lao động ứng tuyển, những kỹ năng để tăng năng suất trong quá trình làm việc.
6. Vị trí tính lương – C&B
Nhân viên nhân sự đảm nhiệm vị trí C&B (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Compensation and Benefit), có thể đây là một cái tên khá xa lạ đối với những ai mới làm quen với nghề nhân sự. Vị trí này sẽ thực hiện những công tác liên quan đến lương bổng, phúc lợi của nhân viên trong một doanh nghiệp.
Một nhân viên nhân sự làm việc ở vị trí này cũng chịu trách nhiệm tư vấn cho nhân viên về các chính sách có liên quan đến pháp luật của công ty như hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế xã hội,…Trở thành cầu nối giữa nhân viên và nhà lãnh đạo, để chỉnh sửa những chính sách hòa hợp với lợi ích song phương cũng như đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành.
Đến với nghề hành chính nhân sự ngoài kiến thức chuyên môn cần có những kỹ năng riêng, tố chất riêng của cá nhân mỗi người thì mới phù hợp với công viêc này. Vì công việc này nó khác với những ngành nghề khác là liên quan đến con người. Một công ty có lớn mạnh, bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ làm công tác hành chính nhân sự. Bởi họ là những người đưa ra định hướng, kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Và để làm tốt, làm chuyên sâu với nghề hành chính nhân sự nếu bạn chưa thực sự vững vàng khi lựa chọn nghề này thì lời khuyên dành cho bạn là nên tìm hiểu một trung tâm hành chính nhân sự tốt và uy tín để học.
Thực tế cho thấy hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước mặc dù kiến thức về mặt lý thuyết trang bị cho người học tương đối đầy đủ nhưng lại chưa có một chương đào tạo nào về ngành hành chính nhân sự mà đạt đúng yêu cầu tại các doanh nghiệp. Do đó, tìm một đơn vị tốt để học trước khi tìm một công việc là thật sự cần thiết.
Trên đây là một trong những đầu mục công việc cơ bản mà nhân viên hành chính nhân sự phải làm, số lượng công việc bạn làm ra sao còn tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và số lượng nhân sự phụ trách các đầu mục công việc đó.
Thường các công ty vừa bộ phận hành chính là 1 người kiêm nhiệm, bộ phận nhân sự là 1 người nữa và 1 trưởng phòng nhân sự đó là các công ty quy mô nhỏ hơn thì một người vừa làm hành chính và cũng làm nhân sự luôn.
Mức thu nhập của chuyên viên hành chính nhân sự giao động trong khoảng: 5.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ tùy công ty và tùy đầu việc với người mới bắt đầu.
Các vị trí tưởng tự nếu bạn đã có kinh nghiệm thì sẽ được trả cao hơn.
Thay lời kết, hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về công việc hành chính nhân sự cần làm những gì? Thật sự, xu hướng học hành chính nhân sự đang dần trở lại với nhiều lời mời chào săn đón từ các nhà doanh nghiệp, nên các bạn có thể cân nhắc có nên lựa chọn lĩnh vực này hay không.
Hy vọng các bạn có thể có được chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với mình trong tương lai.
Nguồn: Hoài Anh- Tổng Hợp
Mục lục nội dung
- 1 Nghề Hành chính nhân sự là gì?
- 1.1 Nhân viên hành chính nhân sự làm gì ở từng vị trí?
- 1.1.1 Sau khi ứng viên qua được vòng duyệt hồ sơ, thì bộ phận đào tạo (tên tiếng Anh là Training), thực hiện nhiệm vụ của mình là đào tạo những “tân binh” của doanh nghiệp. Công tác này bao gồm: Phổ biến chính sách: Nội quy, mục tiêu – định hướng doanh nghiệp, cụ thể về thời gian làm việc, những chính sách phúc lợi, thưởng phạt, lương bổng,…. Đào tạo chuyên môn: củng cố kiến thức kinh nghiệm của người lao động, đào tạo những kiến thức mới để phù hợp với từng vị trí khác nhau mà người lao động ứng tuyển, những kỹ năng để tăng năng suất trong quá trình làm việc.
- 1.1.2 6. Vị trí tính lương – C&B
- 1.1.3 Nhân viên nhân sự đảm nhiệm vị trí C&B (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Compensation and Benefit), có thể đây là một cái tên khá xa lạ đối với những ai mới làm quen với nghề nhân sự. Vị trí này sẽ thực hiện những công tác liên quan đến lương bổng, phúc lợi của nhân viên trong một doanh nghiệp. Một nhân viên nhân sự làm việc ở vị trí này cũng chịu trách nhiệm tư vấn cho nhân viên về các chính sách có liên quan đến pháp luật của công ty như hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế xã hội,…Trở thành cầu nối giữa nhân viên và nhà lãnh đạo, để chỉnh sửa những chính sách hòa hợp với lợi ích song phương cũng như đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành.
- 1.1 Nhân viên hành chính nhân sự làm gì ở từng vị trí?