Local Charge là phí và phụ phí xếp dỡ tại cảng địa phương thu để tiến hành việc đóng hàng, xếp dỡ hàng từ cảng bố xuống cảng dỡ hàng. Một lô hàng xuất hay nhập đều phải tính phí Local Charge 2 đầu cụ thể gồm những loại phí nào. Cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.
Phí Local charges là gì, Tại sao phát sinh loại phí này
Local charges là những phí mà hãng tàu hay là công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa ( forwarder ) tiến hành thu từ người gửi hàng ( shipper ) hoặc là người nhận hàng thực thụ ( consignee ) khi vận chuyển hàng hóa, đóng dỡ, xếp hàng vào cont hoặc lên tàu. Các loại phí này có những điểm tương đồng với nhau vì thế mà các bạn cần phải nắm vững các kiến thức liên quan tới những loại phí này để tránh phát sinh những nhầm lẫn và kiểm tra kỹ lưỡng các loại giá vận chuyển tương ứng từ các công ty giao nhận hàng hóa hoặc hãng tàu. Về cơ bản phí Local charge gồm những loại chính sau:
a, Phí xếp dỡ hàng tại cảng ( Terminal Handling Charge – viết tắt là THC )
Phí xếp dỡ hàng tại cảng ( THC ) là loại phí được tính trên mỗi một container hàng hóa được vận chuyển lên hoặc xuống tàu. Loại chi phí này nhằm mục đích bù đắp các khoản chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, các hoạt động này bao gồm các công việc sau: xếp hàng – dỡ hàng, tập kết các container ở bãi container ( Container Yard – CY ) qua lan can tàu, … Thực chất thì cảng mới trực tiếp thu hãng tàu phí xếp dỡ hàng hóa cùng với một số phí liên quan khác. Điều đương nhiên là hãng tàu sẽ không chịu tổn thất một khoản phí như thế mà sẽ thu ngược lại từ khách hàng của mình ( thu lại tiền từ người gửi hàng và người nhận hàng thực thụ ), có nhiều ý kiến cho rằng các hãng tàu đã sử dụng loại phí này đề kiếm phần lời từ khách hàng do chẳng có hãng tàu nào công bố số tiền mà cảng thu từ hãng thực là bao nhiêu tiền trên mỗi một container, khách hàng chỉ biết đến loại phí này thông qua cái tên phí THC mà thôi. Nhưng không ai chắc chắn về chuyện này cả thế nên các bạn cũng không cần quá thắc mắc về vấn đề này!
b, Phí handling ( handling charge ) – Forwarder thu của chủ hàng
Handling được biết đến là một quá trình do công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa ( forwarder ) đề giao dịch với các đại lý của họ tại nước ngoài nhằm mục đích thỏa thuận với đại lý ở nước ngoài thay mặt đại lý của công ty ở Việt Nam để thuận lợi thực hiện một số công việc như lập các bảng kê khai hàng hóa và các chứng từ có liên quan hoặc các chứng từ thông quan đối với tàu xuất cảnh hoặc nhập cảnh ( gọi chung là Manifest ), phí làm lệnh giao hàng ( Delivery order – D/O ), phát hành bill of landing, … Như vậy thì phí handling charge được hiểu là loại chi phí do các công ty giao nhận vận chuyển đề ra để thu tiền từ khách hàng của mình ( người gửi hàng và người nhận hàng ) để chi trả cho những chi phí phát sinh trong những công việc đã được nhắc tới ở phía trên.
c, Phí làm lệnh giao hàng ( Delivery order – viết tắt là D/O )
Phí làm lệnh giao hàng ( D/O ) là phát hành chứng từ loại phí phát sinh khi có một lô hàng hóa nhập khẩu thì người nhận hàng thực thụ ( consignee ) sẽ phải đến hãng tàu hoặc là công ty giao nhận vận chuyển ( forwarder ) để lấy lệnh giao hàng D/O khi có giấy báo nhận hàng ( arrival notice ) sau đó người nhận hàng thực thụ sẽ mang giấy báo nhận hàng này ra ngoài cảng để xuất trình giấy này cho kho hàng lẻ rồi lập phiếu giao nhận ( Equipment interchange receipt – EIR ) trong trường hợp vận chuyển nguyên container ( full container load – FCL ) để lấy hàng hóa.
d, Phí chi trả cho hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển ( Advanced manifest system – viết tắt là AMS )
Phí advanced mainfest system ( AMS ) là loại phí phải trả cho hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển có thể sử dụng bằng tất cả các phương thức xuất nhập khẩu được yêu cầu bởi hải quan Mỹ và một số nước khác yêu cầu bắt buộc chi trả.Loại phí này áp dụng với hàng đi các tuyển Mỹ, Canada và những nước châu Âu
e, Phí ANB
Phí ANB là loại phí có chức năng tương tự như phí AMS tuy nhiên là loại phí này chỉ được giới hạn sử dụng cho các nước Châu Á mà thôi.
f, Phí vận đơn cho hàng hóa vận chuyển đường biển – Bill of lading ( B/L ), phí vận đơn hàng không – airway bill ( AWB ), phí chứng từ Documentation
- Khi một lô hàng hóa xuất khẩu mà phụ thuộc vào hình thức vận chuyển sẽ có loại vận đơn tương tự. Phí vận đơn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ( bill of lading ) là loại phụ phí mà hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa lập ra nhằm kê khai những thông tin như tên và địa chỉ của người gửi hàng ( shipper ), tên và địa chỉ của người nhận hàng ( consignee ) cùng những thông tin khác về hàng hóa vận chuyển như tên hàng, loại hàng, số lượng, khối lượng, …
- Phí cho vận đơn hàng không ( airway bill – AWB ) là chứng từ vận chuyển hàng hóa và có thể vận chuyển các hóa đơn chứng từ ( ví dụ: master bill do hãng tàu phát hành vận chuyển thông qua máy bay để đem chứng từ này đến cho consignee nếu được consignee yêu cầu ). Vận đơn hàng không vận chuyển chứng từ của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, chứa thông tin về điều kiện của hợp đồng và việc xác nhận đã nhận hàng hóa để vận chuyển.
- Phí chứng từ documentation là khi người gửi hàng ( shipper ) hay người nhận hàng thực thụ ( consignee ) nhờ công ty giao nhận vận chuyển ( forwarder ) làm hộ họ các chứng từ ( commercial invoice, packing list, sales contract, … ).
g, Phí container freight station ( CFS )
CFS được thu khi các công ty giao nhận vận chuyển bốc dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc là đưa từ kho vào container đối với một lô hàng lẻ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
h, Phí chỉnh sửa vận đơn bill of lading ( amendment )
Loại phí này được áp dụng đối với hàng xuất khẩu, sau khi người gửi hàng lấy về do một số nguyên nhân nào đó mà cần phải chỉnh sửa lại một số thông tin trên bill of lading và rồi yêu cầu hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận chuyển chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa thông tin đó.
i, Phí bunker adjustment factor ( BAF )
Phí BAF là phí biến động giá nhiên liệu của hãng tàu, khoản phí này hãng tàu sẽ thu từ người gửi hàng để có thể bù đắp những chi phí phát sinh do sự biến động giá nhiên liệu trên thị trường.
k, Phí peak season surcharge ( PSS )
Phụ phí PSS là loại phụ phí mùa cao điểm do các hãng tàu sử dụng trong mùa cao điểm ( khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 ) khi mà có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho các ngày lễ tết những khoảng thời gian cao điểm trên thị trường Mỹ và Châu Âu.
l, Phí container imbalance charge ( CIC )
Phí CIC là loại phí mất cân đối vỏ container ( phụ phí trội hàng nhập ) hay nói cách khác đây là loại phụ phí chuyển đổi vỏ container rỗng, các hãng tàu thu tiền phí này nhằm mục đích bù vào những khoản chi phí phát sinh do điều chuyển một lượng container rỗng từ nơi này sang nơi khác.
m, Phí general rate increase ( GRI )
Phí GRI là loại phí dành cho mùa cao điểm được gọi là phụ phí của cước vận chuyển, chi phí chạy điện để giữ nhiệt độ cho các hàng hóa đông lạnh trong container.
n, Phí cleaning container hay đây là loại phí vệ sinh container
o, Phí lưu giữ container tại bãi ( demurrage ), phí lưu giữ container tại kho riêng của khách hàng ( detention ), phí lưu bãi của cảng ( storage ).
Hướng dẫn khai báo các loại phụ phí xuất nhập khẩu?
Đối với những loại phụ phí xuất nhập khẩu cần phải khai báo để tính thuế. Khai báo hải quan về phí D/O, phí vệ sinh container và trị giá tính thuế nhập khẩu có thể áp dụng trên phần mềm ECUS5 – VNCCS:
- a, tại tab thông tin chung 2 với nội dung mục tờ khai trị giá thì các bạn tiến hành nhập mã phân loại khai trị giá ra; đối với mục các khoản điều chỉnh – tờ khai trị giá thì tiến hành nhập mã tên, nhập mã phân loại, nhập mã đồng tiền dựa theo hóa đơn của phí local charge, trị giá các khoản điều chỉnh ( tổng của ba loại phí kể trên ); đối với mục chi tiết khai trị giá tiến hành ghi rõ chi tiết các khoản phí ấy với giá trị là bao nhiêu.
- b, tại tab danh sách hàng hóa thì ấn vào mục phân bổ chi phí. Các khoản phân bố này sẽ được căn cứ và dựa vào pháp lý Việt Nam dựa theo các điều luật, thông tư, công văn được ban hành và đang được áp dụng thì các bạn sẽ được hướng dẫn khai báo các loại phí local charges.
Tính sơ sơ 1 lô hàng đã bị charge phí chồng phí đó là lý do những chủ hàng mới chưa có kinh nghiệm luôn thắc mắc sao hàng đi gì mà nhiều phí như vậy. Báo giá 1 kiểu phí đống thực 1 kiểu khác. Tốt nhất bạn nên tìm những đơn vị vân chuyển uy tín và phải có kiến thức nhất định về vận chuyển hàng hóa trong xuất nhập khẩu để tránh trường hợp bị tính oan các loại phí và phụ phí này.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!