Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là những chưng từ có trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên làm dịch vụ và chủ hàng thuê bảo hiểm. Nhằm mục đích cam kết và xác nhận thông tin đã có trong hợp đồng bảo hiểm. Có những loai chứng từ bảo hiểm nào bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết chi tiết tại đây nhé.
Nhiều trường hợp vận tải bảo hiểm hàng hóa là tự nguyện tuy nhiên cũng có những trường hợp bảo hiểm bắt buôc. Để han chế những tổn thất do thiên tại, tác động môi trường, con người không đáng có chủ hàng sẽ đóng bảo hiểm nhằm bảo vệ an toàn tài chính cho lô hàng của mình bằng việc được đền bù thiệt hại.
Bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ rất cần thiết đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bởi vì nó liên quan đến vấn đề pháp lý và thương mại quốc tế giữa các bên liên quan. Vậy vấn đề pháp lý và thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có những đặc điểm gì?
Về vấn đề pháp lý
Nhà xuất khẩu sẽ phải chịu tất cả các trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ trong các trường hợp như:
+ Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa nếu xảy ra các trường hợp thiệt hại về tài sản, hỏng vượt ngoài tầm kiểm soát của các bên trung gian như đại lý, công dịch dịch vụ thực hiện việc vận chuyển , bốc dỡ hàng hóa sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, và cơ quan hải quan.
+ Trường hợp vận chuyển hàng hóa, sản phẩm bằng đường biển: người mua bảo hiểm xuất khẩu phải là người bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, còn người hưởng thụ bảo hiểm phải là người mua hàng hóa, sản phẩm tại cảng đến thì mới được chấp nhận cho trường hợp này theo đúng pháp lý giữa người mua và người được hưởng.
Về vấn đề thương mại
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ suy cho cùng thì cũng là hoạt động mua – bán và trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa các bên liên quan, nhưng đặc biệt trong lĩnh vực mua bán này luôn luôn xuất hiện chủ thể nước ngoài. Trong quá trình mua – bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm các vấn đề rủi ro gây tổn thất cho các tổ chức, doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, vì vậy bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa là một yếu tố để làm giảm những tổn thất đó cho doanh nghiệp mà vấn đề tổn thất này mà chúng ta phải nhắc đến là vấn đề tài chính, bởi vì mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, các tổ chức thương mại là tối đa hóa lợi nhuận.
Phân Loại Chứng Từ Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:
- 1, Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): Tổ chức phát hành bảo hiểm sẽ cấp cho bạn chứng từ này gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm những điều khoản chung có tính chất thường xuyên, quy định rõ trách nhiệm của 2 bên tham gia bảo hiểm; thông tin cụ thể về hàng đóng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.
- 2, Phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.
- 3, Giấy chứng nhận bảo hiểm: căn cứ vào giấy chứng nhận bảo hiểm để bên mua xác nhận việc mua bảo hiểm và hưởng các quyền lợi mà bảo hiểm đem lại và bên chứng nhận bảo hiểm xác định trách nhiệm của mình.
- 4, Ghi chú của nhà môi giới bảo hiểm: chứng từ này cho chúng ta biết được ngày phát hành bảo hiểm là khi nào hay việc chờ các các chính sách bảo hiểm, giấy chứng nhận mà bên bảo hiểm sẽ thực hiện.
Cần Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng Chứng Từ Bảo Hiểm
- Tính chuyển nhượng: Bạn sẽ gặp tình trạng người mua bảo hiểm là A nhưng người thụ hưởng là B nên khi lấp chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được. Người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký nhận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.
- Đối với chứng từ bảo hiểm đích danh sẽ không thể chuyển nhượng được kém linh hoạt nên được hạn chế sử dụng.
- Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến.
- Chứng từ bảo hiểm vô danh: Ai giữ chứng từ này đểu được hưởng bảo hiêm hàng hóa nên cần phải cân nhắc khi sử dụng tránh mất chứng từ gốc.
- Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C trong hợp đồng thanh toán quốc tế
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn tùy vào thỏa thuận số bảo hiểm càng cao thì phí cang cao .
- Chỉ bản gốc chứng từ mới có giá trinh thanh toán và chuyển nhượng.
- Mô tả hàng hóa trên bảo hiểm phải phù hợp thực tế với hàng hóa trên vận đơn và hợp đồng.
Bảo hiểm có hiệu lực khi người mua mua bảo hiểm trước ngày thực hiện các giao dịch giữa các bên. Khi hàng hóa được vận chuyển, bốc dỡ trên cơ sở CIF (điều kiện giao hàng hóa, sản phẩm tại cảng ) cho bên mua, thì các công ty, tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu phải có bảo hiểm hàng hải để tránh các rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.
Bảo hiểm xuất khẩu là một lựa chọn tốt cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, loại bảo hiểm này có thể tránh được các rủi ro ngoài tầm kiểm soát như: rủi ro về tỷ giá hối đoái ( chênh lệch tr giá hối đoái tại thười điểm ký kết hợp đồng và thời điểm giao nhận hàng ), rủi ro khi bên nhập khẩu hàng hóa bị phá sản.
Chúc bạn thành công !