Nhu cầu nhập khẩu hàng về Việt Nam ngày càng nhiều, số lương hàng không nhiều, quy mô nhỏ nên bạn muốn tự làm hàng nhập khẩu cho mình để có kinh nghiệm, giảm chi phí. Điều đầu tiên cần nhập khẩu hàng về bạn cần đó là giấy phép kinh doanh hàng nhập khẩu. Quy trình cụ thể cần những bước gì cùng tham khảo bài viết tại đây.
Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Về Việt Nam Đầy Đủ và Chi Tiết
Bước 1 – Khảo sát giá, tìm nhà cung cấp chất lượng để nhập khẩu hàng về Việt Nam
– Tìm nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng đặc biệt với doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu về Việt Nam bạn cần phải biết rõ đặc điểm hàng, chất lượng, uy tín và thương hiệu của nhà cung cấp đó ra sao.
– Sau khi tìm được nhà cung cấp và mặt hàng nhập khẩu sẽ trao đổi giao dịch và làm đơn đặt đàng P0 giao dịch này thường thực hiện qua: email hoặc các hình thức online khác. Trong Đơn đặt hàng (Order Sheet) sẽ thể hiện các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN xuất khẩu Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện).
- Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN nhập khẩu(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
- Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)
- Điều kiện thanh toán, cách thức đóng gói….
Bước 2- Ký Hợp Đồng – Quyết Định Phương Thức Thanh Toán, Chuyển Hàng Về Việt Nam
-Hợp đồng ngoại thương cần được kê khai đầy đủ nội dung chi tiết về thông tin: hàng hóa, cách thức đóng gói, thanh toán, điều kiện giao hàng, cảng bốc dỡ, vận chuyển, tranh chấp…
Lưu ý: thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL , Giấy phép xuất nhập khẩu, phương thưc thanh toán ….
Bước 3 – Đóng gói hàng hóa, giao hàng tại cảng biển hoặc sân bay
Bước 4 – Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, hàng không
Khi quyết định phương thức vận tải quốc tế doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý các thống số sau để tránh tình trạng mất hàng, nhầm lẫn thông tin …
- Tên hãng vận tải, số liên lạc, có trang web theo dõi đường đi lịch trình .
- Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
- Dead Line giao hàng thế nào
- Ngày đi/ngày đến
- Hàng đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
- Cảng đi/cảng đến
- Bồi thường hàng nếu có nếu xuất hiện phát sinh
Bước 5 – Quyết Định Thanh Toán Hàng Nhập khẩu
Thời gian thanh toán phụ thuộc theo điều kiện đã quyết định trên hợp đồng ngoại thương.
Doanh nghiệp cần cân nhắc phương thức thanh toán phù hợp tùy với loại hình nhập khẩu.những thông tin phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice: L/C hoặc T/T, trong đó L/C an toàn cho cả bên bán và bên mua.
Bộ Chứng Từ Nhập Khẩu Hàng Hóa Về Việt Nam
Về cơ bản bộ chứng từ nhập khẩu hàng sẽ ba gồm những chứng từ sau:
- Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoicce)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng ngoại thương (Contract)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin – C/O)
- Các chứng từ khác ( giấy kiểm dịch, chứng từ khác nếu có…)
Bước 6 – Thủ Tục Hải Quan Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Về Việt Nam Cần Thực Hiện Những Gì:
- Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
- Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
- Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
- Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ
- Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
Về cơ bản các chứng từ cần xuất trình khi khai báo hải quan với hàng cần xuất phải chuẩn bị như sau:
- Hợp đồng (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Danh sách hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
- Kiểm dịch thực vật Phytosan
- Certificate of analysis
- Health certificate
- Certificate of free sale
- Công bố chất lượng
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
Bước 7 – Quy trình lấy hàng tại cảng về kho khi làm hàng nhập khẩu về Việt Nam
Khi nhận Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) (AN) để note lại các thông tin nhận hàng.
Mang các chứng từ đến hãng tàu nhận lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) mang theo kèm các chứng từ: Hợp đồng, Hóa đơn, Phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận xuất xứ v.v.. để ra gặp Hải quan và mở Tờ khai Hải Quan.
Bên xuất khẩu sẽ gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu để làm thủ tục hải quan- khi nhận hàng sẽ kiểm tra xem hàng có đúng với thông tin như hàng cung cấp đã gửi. Trường hợp có phát sinh sẽ làm để nghị tài xuất hoặc xử lý ngay. Nếu hàng đúng như trao đổi thì làm thủ tục đóng lệ phí nhập khẩu với hải quan để giải phóng hàng về kho tiến hành tiêu thụ.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nên cân nhắc dịch vụ làm hàng xuất nhập khẩu ủy thác để tránh những tổn thất đáng tiếc sẽ phát sinh nếu có.
Xin cảm ơn !