4659 lượt xem

OEM, ODM, OBM Trong Hàng Xuất Nhập Khẩu, Hiểu Thế Nào Cho Đúng

OEM, ODM, OBM Trong Hàng Xuất Nhập Khẩu, Hiểu Thế Nào Cho Đúng

Trong nền kinh tế Việt Nam, một hoạt động mà chính phủ vẫn luôn đẩy mạnh và thúc đẩy để việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp sao cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động và đem lại lợi nhuận, giá trị cao. Đó chính là hoạt động thương mại quốc tế, hay nói một cách đơn giản chính là việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

OEM, ODM, OBM Trong Hàng Xuất Nhập Khẩu, Hiểu Thế Nào Cho Đúng
OEM, ODM, OBM Trong Hàng Xuất Nhập Khẩu, Hiểu Thế Nào Cho Đúng

Việc tăng cường xuất khẩu là cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, điều này sẽ chứng minh được sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời đưa thương hiệu Việt xâm nhập thị trường ở các nước phát triển. Để làm được điều đó, việc sản xuất trong nước cần đảm bảo thực hiện theo quy trình công nghệ nhằm đưa ra sản phẩm tốt nhất, đạt chất lượng xuất khẩu quốc tế, đồng thời phải tính toán giá thành phù hợp. Có như vậy, thương hiệu Việt mới có thể được biết đến và thực hiện hoạt động thương mại quốc tế tốt nhất.

Bên cạnh sự nỗ lực để đem chất lượng sản phẩm đi xuất khẩu, vẫn còn nhiều vụ việc xảy ra khiến cho nhà nhập khẩu Việt Nam và cả nước ngoài hoang mang không thể xác định được chất lượng và đơn vị sản xuất chính từ đâu, từ đó khó mà kiểm soát và quản lý được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Giải quyết vấn đề đó, việc chú ý và quan tâm hơn đến các từ khóa OEM, ODM, OBM là vô cùng quan trọng.

Để hiểu hơn về các khái niệm này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Hiểu OEM, ODM, OBM như thế nào???

Các khái niệm xuất hiện từ trong ngành sản xuất công nghiệp, và được nhắc đến trong ngành xuất nhập khẩu và được sử dụng phổ biến, hầu hết những nhà nhập khẩu, những người khảo sát công trình hay những người mua hàng cá nhân, doanh nghiệp,… đều quan tâm.

OEM là gì???

Đây là một từ viết tắt tiếng anh của Original Equipment Manufacturer, thường được dịch ra và gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. Các thiết bị này sẽ được bán cho công ty khác sau khi nhà sản xuất thực hiện quá trình thiết kế và sản xuất theo thông số kỹ thuật đã được trao đổi trước. Nói cách khác đây là nơi sản xuất ra sản phẩm chính.

Lấy ví dụ: Công ty X (OEM) nhận được và chấp nhận lời đề nghị đặt hàng từ công ty Y, theo đó, công ty X sẽ sản xuất về hình dạng, đơn vị, mẫu hàng theo như đã thỏa thuận với bản thiết kế của công ty Y. Công ty Y mua sản phẩm đã sản xuất đó và tung ra thị trường cùng với thương hiệu, logo, xuất xứ được in tên công ty Y. Công ty X lúc này được trả một mức phí với thỏa thuận đồng ý giữa hai bên và đảm bảo bí mật công nghệ xản xuất, không được tiết lộ cho công ty khác.

ODM là gì???

Đây là một từ viết tắt tiếng anh của Original Designed Manufacturer, thường được dịch ra và gọi là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Theo như tên gọi, công ty ODM thực hiện quá trình thiết kế sản phẩm cho các công ty đã có ý tưởng nhưng không đủ khả năng để tái hiện hình dáng và trực quan của sản phẩm. Trong trường hợp đó, công ty ODM được thuê để làm việc này và đây cũng là việc làm, nhiệm vụ chính của công ty.

Lấy ví dụ: Công ty Y trên ví dụ trên là một ví dụ điển hình của công ty ODM. Nhưng một trường hợp có thể xảy ra, nếu công ty Y chỉ có thể thiết kế chứ không thể sản xuất thì công ty Y có thể liên hệ để đặt hàng với công ty X hoặc khách hàng đặt trực tiếp với công ty X.

OBM là gì???

Bên cạnh hai khái niệm phổ biến trên thì còn một khái niệm cũng được sử dụng rộng rãi với tên viết tắt là OBM hay Original Brand Manufacturer, được dịch ra và gọi với cái tên nhà sản xuất thương hiệu gốc.

Nếu như hai loại công ty trên chịu trách nhiệm trực tiếp thiết kế và làm ra sản phẩm để bán thì công ty OBM là loại hình hoàn toàn khác biệt. Công ty OBM có nhiệm vụ và thực hiện việc đưa thương hiệu, phát triển và duy trì nó để sản phẩm trở nên phổ biến và được khách hàng, người tiêu dùng sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Công ty OBM không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà họ quảng bá và thương mại rầm rộ, họ đóng vai trò như một thương nhân, giúp cho sản phẩm được đưa ra thị trường với chiến lược kinh doanh được hoạch định rõ ràng và đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao thương hiệu.

Lấy một ví dụ điển hình để thấy được mối quan hệ giưa ba loại hình công ty này:

Công ty A là công ty thiết kế (ODM)

Công ty B là công ty sản xuất (OEM)

Công ty A sẽ thiết kế mẫu mã và hình thái sản phẩm và đặt hàng công ty B sản xuất theo thiết kế đó. Công ty A lúc này đóng vai trò là một công ty ODM. Công ty A mua lại sản phẩm và đặt tên theo thương hiệu của mình, lúc này công ty A lại đóng vai trò là công ty OBM.

Nhìn chung công ty OBM là công ty mà qua đó việc sản phẩm được quảng cáo và tiếp cận với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Việc kinh doanh sản phẩm không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất mà cần phát triển thương hiệu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Thực tế, việc công ty thuê nhiều dịch vụ và từ một công ty đều đem lại rủi ro cao. Để hạn chế, nên thuê ít hơn hai dịch vụ và các dịch vụ từ nhiều công ty khác nhau.

Những đặc điểm của các công ty OEM, ODM, OBM

Các lợi ích, hiệu quả mà các đối tác, khách hàng, doanh nghiệp khác liên hệ và hợp tác với các công ty có loại hình này là:

  • Góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm hay thiếu khả năng để sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm thì đây là một giải pháp tuyệt vời. Họ có thể thiếu thốn về nguồn nhân lực hay các máy móc thiết bị và cả công nghệ cao để sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, hay vốn dĩ loại hình công ty không có yếu tố sản xuất sẽ gây khó khăn cho họ trong quá tình tạo ra sản phẩm. Chính vì thế, việc thuê các công ty như công ty OEM hay công ty ODM sẽ đem lại kết quả khả quan hơn, giúp họ có được sản phẩm để quảng bá ra thị trường và đem lại nguồn thu nhập.

Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp thiếu khả năng và kỹ năng bán hàng, quảng bá thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng và không thể đưa vào lưu thông như đặc tính vốn có của hàng hóa. Việc quảng bá thương hiệu không phải là công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được, vì thế việc thuê các doanh nghiệp OBM sẽ có lợi hơn, giúp cho việc tiêu dùng sản phẩm được bài bản theo chiến lược và đem lại giá trị cho công ty.

  • Tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí: Việc tự sản xuất sẽ mất thêm nhiều chi phí không cần thiết hoặc nhiều vấn đề phức tạp, nên việc thuê dịch vụ sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều hạn chế từ loại hình công ty này:

  • Về phía khách hàng: Rất khó để đánh giá việc chất lượng của sản phẩm có đạt đúng yêu cầu như giá thành mà khách hàng đã bỏ ra hay không. Việc này có thể khiến khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm mà họ đang sử dụng và cảm thấy như mình bị lừa bởi công ty.
  • Về phía công ty OBM: Khó mà giữ được đọc quyền thương hiệu về công nghệ chế tạo sản phẩm nếu như các công ty dịch vụ chủ tâm không giữu đúng thỏa thuận nếu hợp đồng không ghi các điều khoản rõ ràng. Đồng thời, công ty cũng mất khách hàng từ các dịch vụ này.
  • Về phía công ty ODM/OEM: Việc hợp tác với OBM có thể làm thu nhập thu về bị phân bổ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm OEM, ODM, OBM, hy vọng sẽ giúp ích trong công  việc.

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.